20 C
Vietnam
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Những thành phần dinh dưỡng trong cá basa là bao nhiêu?

Không nên bỏ qua

Cá basa là loại cá có nguồn protein chất lượng cao và chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Với giá thành rẻ, dễ tìm kiếm thì cá basa là lựa chọn phù hợp cho các món ăn của nhiều gia đình. Vậy thành phần dinh dưỡng cá basa như thế nào?

1. Nguồn gốc của cá basa

Cá basa là một loại cá trắng, được tìm thấy nhiều ở vùng nước sông Mekong và sông Chao Phraya, chảy qua một số quốc gia ở Đông Nam Á. Đây là một loại cá da trơn, có tên khoa học là Pangasius bocourti. Với chi phí nhân giống, nuôi trồng, thu hoạch, đóng gói thấp, cá basa đang được xuất khẩu rộng rãi sang các nước khác nhau trên thế giới. Basa có thân khung rộng với đầu nhỏ, thịt chắc. Cá basa có mùi nhẹ nên được đánh giá là món hải sản được ưa chuộng trong các nhà hàng. Tại đất nước Ấn Độ, cá basa được kết hợp vào các công thức nấu ăn truyền thống của Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm:

Ở các quốc gia nhập khẩu, basa thường được sử dụng như một sự thay thế cho cá tuyết hoặc cá tuyết chấm đen. Do hai loại cá này có hương vị và kết cấu tương tự nhau.

Cá basa hiện đã được phân bố ở khắp các nước trên thế giới
Cá basa hiện đã được phân bố ở khắp các nước trên thế giới

2. Thành phần dinh dưỡng cá basa

Giá trị dinh dưỡng trong 126 gram cá basa gồm:

  • Lượng calo: 158
  • Chất đạm: 22,5 gam
  • Chất béo: 7 gam
  • Chất béo bão hòa: 2 gam
  • Cholesterol: 73 mg
  • Carb: 0 gram
  • Natri: 89 mg

Do hàm lượng calo thấp và hàm lượng protein cao, cá basa là một thực phẩm có lợi cho những người có chế độ ăn kiêng giảm cân. Trong cá basa có chứa 5 gam chất béo không bão hòa như axit béo omega-3. Đây là một chất béo thiết yếu quan trọng để duy trì sức khỏe tối ưu của cơ thể và não bộ. Tuy vậy, so với cá thu và cá hồi, cá basa có hàm lượng chất béo omega 3 thấp hơn nhiều.

Cá basa có hàm lượng omega 3 không cao
Cá basa có hàm lượng omega 3 không cao

3. Những lợi ích sức khỏe từ cá basa

3.1. Thúc đẩy giảm cân

Cá basa là một thực phẩm có lợi trong chế độ ăn giảm cân. Những người ăn kiêng thường có chế độ ăn nghiêm ngặt, theo dõi chế độ calo khắt khe, do đó cá basa sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Với khẩu phần 100 gram cá chỉ chứa 50 calo, cá basa sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. Đây là chìa khóa để giảm béo hiệu quả ở các vị trí như hông, đùi và dạ dày.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy khi tiêu thụ cá basa có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

3.2. Cung cấp protein chất lượng cao

Ngoài tác dụng giảm cân, loại cá này cung cấp tất cả 9 axit amin thiết yếu (protein chất lượng cao) cần thiết để tổng hợp các protein quan trọng trong cơ thể. Các axit amin thiết yếu như histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Về bản chất không thể được sản xuất bởi các tế bào cơ thể, vì thế cần được bổ sung thông qua chế độ ăn. Thành phần dinh dưỡng trong cá basa giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cũng như cung cấp đầy đủ năng lượng để cơ thể phát triển.

3.3. Góp phần kéo dài tuổi thọ

Cá basa là một loài cá thịt trắng nhưng chứa nhiều axit omega 3. Chất dinh dưỡng này sẽ giúp giảm viêm trong cơ thể. Đồng thời, giúp ngăn ngừa tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, bảo vệ các chức năng của tim và hỗ trợ phát triển thị lực ở trẻ em.

3.4. Ít Carbohydrate

Cá basa có lượng carbohydrate rất thấp. Do đó đây là một lựa chọn lý tưởng cho một số chế độ ăn kiêng. Ví dụ:

  • Chế độ ăn keto tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất béo và ít carbs
  • Chế độ ăn Atkins nhằm dần dần loại bỏ lượng carb

3.5. Cải thiện sức khỏe xương

Da của cá basa có hàm lượng vitamin D dồi dào giúp xương chắc khỏe. Bổ sung đầy đủ vitamin D trong chế độ ăn uống với cá basa phi lê hấp, có thể ngăn ngừa tình trạng còi xương, mất xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.

Bổ sung cá basa trong chế độ ăn giúp cải thiện chất lượng xương
Bổ sung cá basa trong chế độ ăn giúp cải thiện chất lượng xương

Có thể bạn quan tâm:

3.6. Cung cấp những khoáng chất quan trọng

Ăn cá basa nấu chín hoặc nướng kỹ là một cách để hấp thu được các khoáng chất vi lượng như kẽm và kali. Đây là những chất cần thiết cho các chức năng quan trọng của cơ thể. Kali hỗ trợ điều chỉnh sự cân bằng điện giải trong các tế bào cơ thể. Đồng thời, cho phép các cơn co thắt cơ dẻo dai và dẫn truyền các xung thần kinh qua các cơ quan trong hệ thống một cách không bị cản trở. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, theo dõi sự tổng hợp, tăng trưởng của tế bào và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở các mô bị thương.

3.7. Hàm lượng natri không đáng kể

Ăn một miếng phi lê cá basa trong một tuần chỉ bổ sung 50 miligam natri vào chế độ ăn uống. Điều này rất có lợi cho những người thường xuyên bị huyết áp cao, vì nó làm giảm lượng muối ăn vào đáng kể và bình thường hóa lưu lượng máu trong cơ thể. Thực phẩm ít natri cũng giúp ích cho những người bị bệnh gan và gặp các vấn đề về thận, vì những thực phẩm này hạn chế sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

4. Rủi ro khi ăn cá basa

Bất cứ loại cá nào cũng có thể gây ra những rủi ro nhất định và cá basa cũng vậy. Nguyên nhân có thể xuất phát từ:

Cá nhiễm các chất ô nhiễm, chất thải như thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCB) từ rác thải, nhà máy công nghiệp,… Bạn ăn cá có những chất này, tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh lý.

Môi trường nuôi trồng cá basa dễ bị ô nhiễm do bị ảnh hưởng từ các tác nhân hóa học và thuốc chống lại các mầm bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dư lượng kim loại nặng trong cá basa nằm trong giới hạn an toàn. Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn hãy chế biến và ăn cá basa đúng cách, không ăn cá khi còn sống hoặc chưa được nấu chín.

Bài viết mới nhất