24 C
Vietnam
Thứ sáu, Tháng chín 20, 2024

Cá kèo – Tìm hiểu thông tin, cách lựa chọn và bảo quản cá

Không nên bỏ qua

Cá kèo (cá bống kèo) có nhiều trong tự nhiên và ngày nay được nuôi trồng rộng rãi bởi những lợi ích về kinh tế lớn lao loài thuỷ sản này mang lại. Món cá bống kèo trong mỗi bữa cơm hàng ngày là hình ảnh phổ biến của người dân nước ta nhất là người dân vùng Tây Nam Bộ. Độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm về loài cá này qua những nội dung dưới đây.

Cá kèo có nguồn gốc từ đâu?

Cá kèo có danh pháp khoa học là Pseudapocryptes elongatus là loại cá thuộc lớp cá da trơn có kích thước nhỏ thường sống ở đáy bùn khu vực cửa sông. Đây là loài cá ăn tạp với thức ăn chính là các loại phù du, nhuyễn thể, các loại sinh vật nhỏ hơn.

Trên thế giới, cá bống kèo được tìm thấy nhiều ở các Quốc gia châu Á nơi có điều kiện sinh trưởng và phát triển lý tưởng cho loài cá này như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Ấn độ… Nơi tìm thấy cá bống kèo nhiều nhất là khu vực cửa sông, cửa biển, khu vực giao thuỷ triều.

Tại Việt Nam thì loài cá này chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cá bống kèo là loài thuỷ sản tìm thấy nhiều trong tự nhiên và ngày nay được đem vào nuôi như một sản phẩm thương mại có giá trị kinh tế lớn.

Cá kèo là loại cá phổ biến, dễ nuôi
Cá kèo là loại cá phổ biến, dễ nuôi

Đặc điểm của cá kèo

Cá bống kèo có những đặc điểm sinh học riêng được thể hiện qua các yếu tố dưới đây:

Đặc điểm cá kèo

Cá bống kèo được chia ra rất nhiều loại nhưng phổ biến thường thấy ở Việt Nam với vùng nuôi chủ yếu là Nam Bộ là loài cá kèo thuộc họ Apocrypteidae và loài cá kèo bống hay còn gọi là cá bống kèo vảy nhỏ. Ngoài ra chúng ta cũng có thể bắt gặp một số loài cá khác như cá bống kèo vảy to và các họ khác của loài cá này ở nhiều nơi.

Đặc điểm nhận dạng của cá kèo là thân hình trụ dài, thon nhỏ hơi dẹt gần giống với cá chạch. Đầu cá hình chóp, đầu nhỏ, mõm tù hướng xuống dưới, lỗ mang hẹp, miệng cá có răng nhỏ, lưỡi dạng cắt ngang, mắt tròn nhỏ.

Kích thước tối đa của cá bống kèo trưởng thành đạt được khoảng 25cm, trọng lượng 40 – 50 gram. Cá có phần đuôi dài nhọn, mùa hơi vàng và có sọc đen chạy hướng theo thân về phía trước, cá có 2 vây.

Tập tính sống

Môi trường sống của cá kèo là các khu vực nước lợ và nước mặn, nơi có bãi bùn, khu vực cửa sông, cửa biển và giao thuỷ triều. Một số loài cá bống kèo cũng có thể sinh sống trong vùng nước ngọt.

Tập tính sống của cá là sống chui rúc dưới bùn và sinh sống ẩn nấp trong hang với nhiệt độ sống lý tưởng là 23 – 28 độ c. Thức ăn của chúng là phù du, động vật giáp xác nhỏ hơn, giun đất.

Cá kèo có thể sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, các môi trường có độ mặn cao, các môi trường sống có oxy thấp. Cá có khả năng sống trên cạn khá lâu và khả năng thích ứng tốt với môi trường tự nhiên.

Cá kèo được sử dụng để chế biến các món ăn ngon
Cá kèo được sử dụng để chế biến các món ăn ngon

Khả năng sinh trưởng

Cá kèo có khả năng sinh trưởng nhanh, với cá đạt 5 tuần tuổi kích thước của chúng khoảng 1.5cm. Vượt qua kích thước 1.5cm thì khu vực sinh sống của chúng thay đổi thường là di cư vào vùng cửa sông. Cá bống kèo khi còn nhỏ thường sống ở các khu vực có đáy bùn bằng phẳng với mực nước cạn và có nhiều cây.

Tốc độ sinh trưởng nhanh và quá trình sinh trưởng liên tục, khi đạt đến kích thước trưởng thành thì dừng lại và tích luỹ dinh dưỡng cho sinh sản. Cá đực thường có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với con cái, kích thước tối đa của cá có thể đạt đến là 25cm.

Cá bống kèo có khả năng sinh sản cao, trung bình cá có thể đẻ 10.000 – 16.000 trứng. Mùa sinh sản của cá là từ tháng 2 đến tháng 3 trong năm, khi đẻ trứng thì cá thường có xu hướng đi ngược ra biển để đẻ.

Giá thành trung bình của cá kèo tại Việt Nam

Cá bống kèo tại Việt Nam hiện nay xuất hiện dưới hai dạng thương phẩm đó là cá bống kèo sống (cá bống kèo tươi sống) và cá dạng khô còn gọi với các tên khác là khô cá kèo. Giá thành của các sản phẩm từ cá bống kèo cũng có mức giá bán khác nhau tùy vào vùng miền, tuỳ vào loại thương phẩm, kích thước khác nhau.

Giá cá bống kèo tươi sống hay khô cá kèo có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Các vùng nuôi  và tập trung cá bống kèo chủ yếu của cả nước như vùng Tây Nam Bộ thì giá cá bống kèo trung bình thấp hơn so với khu vực miền Bắc và miền Trung, sự chênh lệch này đến từ chi phí vận chuyển, các phụ phí khác trong kinh doanh.

Nhìn chung, chúng ta có thể tổng hợp giá cá bống kèo tươi sống trung bình tại Việt Nam dao động từ 120.000 – 150.000 Vnđ  trên một kg cá. Khu vực miền Tây Nam Bộ thì có thể rẻ hơn với giá dao động từ 100.000 – 120.000d vnđ/kg.

Đối với cá kèo khô (khô cá) thì mức giá trung bình cao hơn. Thông thường thương phẩm được coi là đặc sản này có giá khoảng 300.00 đến 500.000 vnđ/kg.

Với người nuôi trồng thuỷ sản thì giá cá bống kèo giống trung bình hiện nay rơi vào khoảng 500 – 700vnđ/con với loại cá nhỏ và hơn 1.000đ với cá bống kèo giống có kích thước lớn hơn.

Cần lựa chọn được địa chỉ mua cá bống kèo chất lượng
Cần lựa chọn được địa chỉ mua cá bống kèo chất lượng

Làm sao để mua được cá kèo tươi ngon?

Thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm cá bống kèo được bày bán, một trong số đó là cá kèo tươi. Để chọn được cá bống kèo tươi ngon bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau.

Yếu tố để nhận ra cá kèo tươi

Với cá bống kèo tươi sống: cá bống kèo sống đang được nuôi dưỡng thở oxy hay đang còn sống được bày bán thì bạn nên lựa chọn các con về mặt ngoại hình khỏe mạnh, di chuyển nhanh chóng và linh hoạt. Sức sống được thể hiện bằng việc quẫy đạp mạnh và vùng vẫy khoẻ trong các dụng cụ chứa đựng.

Với cá bống kèo đông lạnh: với cá được ướp đông thì nên chọn các con cá có ngoại hình suông, thon dài, thân mình tròn đều. Màu sắc trên phần sống lưng nên có màu đen nâu, màu bụng còn giữ được màu trắng, hạn chế lấy cá có mắt bị đỏ đục và thân mềm.

Lựa chọn địa chỉ mua cá

Tốt nhất bạn nên mua cá kèo ở các vùng miền chuyên đánh bắt và nuôi loại cá này để có được nhiều lựa chọn để có được những con cá tươi sống. Khu vực chợ lớn các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi bạn có thể tìm mua dễ dàng loài cá này tươi sống.

Cá kèo ở các vùng khác trong nước khó có thể mua tươi sống vì quy trình bảo quản máy sục khí oxy khá khó khăn. Một lựa chọn khác có thể tốt cho bạn là lựa chọn các sản phẩm khô cá kèo và cá bống kèo đông lạnh, các sản phẩm này có mặt tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh hải sản hay các trang thương mại điện tử uy tín.

Cá kèo chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lớn
Cá kèo chứa hàm lượng chất dinh dưỡng lớn

Bảo quản cá sao cho đúng cách

Cá kèo cũng giống như bất kỳ một loại thực phẩm hải sản hay thuỷ sản nào khác đều có những cách bảo quản riêng để giữ được vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Tuỳ vào điều kiện của các khu vực sinh sống, điều kiện của từng hộ gia đình, người dùng mà áp dụng những cách bảo quản cho phù hợp.

Hiện nay có những cách bảo quản cá bống kèo chủ yếu sau đây mà mỗi gia đình đều có thể áp dụng:

Bảo quản cá bống kèo bằng phương pháp đông lạnh

Bảo quản bằng phương pháp đông lạnh hay còn gọi là cấp đông là một cách làm phổ biến trong bảo quản cá kèo. Với cách làm này thì cá sẽ luôn giữ được độ tươi, hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng của cá ít bị biến đổi. Nhược điểm của phương pháp này đó là thịt cá sẽ dễ bị bở trong chế biến món ăn.

Với phương pháp này bạn nên làm sạch cá trước, có thể chia nhỏ thành từng phần và tiến hành đóng gói bằng giấy sáp, giấy nhôm hoặc túi thực phẩm sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bằng phương pháp này là -18 độ.

Tăng hiệu quả sử dụng bằng khô cá kèo

Phương pháp làm khô cá bống kèo là phương pháp cũng được áp dụng nhiều trong bảo quản cá bống kèo. Chúng ta có thể sấy khô cá bằng các phương pháp truyền thống như phơi tự nhiên ngoài ánh nắng mặt trời hay sử dụng các phương pháp sấy nhân tạo thông qua máy sấy một cách đơn giản.

Sấy khô cá bống kèo giúp cho thực phẩm này có thể sử dụng với thời gian lâu dài hơn đồng thời cũng tiện sử dụng hơn cho mỗi gia đình. Món cá khô là một lựa chọn khá hấp dẫn cho những bữa ăn vào mùa đông trên mâm cơm của người Việt.

Một số phương pháp bảo quản cá khác

Ngoài hai phương pháp chính ở trên chúng ta cũng có thể sử dụng bảo quản cá kèo bằng một số phương pháp bảo quản tạm thời từ những cách thức và nguyên liệu đơn giản có sẵn trong đời sống như:

Bảo quản cá kèo bằng giấm/chanh: sau khi sơ chế sạch cá sử dụng một lượng nước giấm/chanh thoa đều lên thân cá để khử tanh cũng như giúp cá được tươi lâu hơn. Để cá ở nơi khô thoáng sau khi áp dụng phương pháp này trước khi chế biến trong vòng 3-5 giờ.

Dùng rượu trắng: Chúng ta có thể sử dụng rượu trắng để đổ vào miệng cá sau khi làm sạch cá, bảo quản ở nơi tránh nắng. Phương pháp này sẽ giúp cá không bị ươn trong vòng từ 1-3 ngày.

Dùng muối: phương pháp truyền thống không thể bỏ qua, bạn có thể ướp đều cá với một lượng muối nhất định, để nơi khô thoáng tránh ánh nắng để giữ cho cá không bị ươn. Thời gian bảo quản của phương pháp này là trong vòng 24h.

Dùng giấy ướt bảo quản cá: sử dụng một miếng khăn ướt phủ lên mắt cá sẽ giúp cho các dây thần kinh trên mắt cá lâu bị đứt hơn, điều này giúp cho cá giữ được độ tươi lâu hơn. Cá kèo cũng nên để ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp khi áp dụng phương pháp này.

Cần có phương pháp bảo quản cá bống kèo đúng cách
Cần có phương pháp bảo quản cá bống kèo đúng cách

Tổng kết

Cá kèo và những thông tin liên quan về loài cá có giá trị kinh tế cao này đã được chúng tôi cung cấp đến bạn đọc thông qua bài viết trên. Hy vọng các bạn có thêm được những kiến thức bổ ích trong việc nuôi dưỡng, mua bán hay lựa chọn sử dụng loại cá này trong đời sống hàng ngày.

Bài viết mới nhất